04 tháng 11 2013

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện (Thông tư 115)/ Voluntary pension scheme (Circular 115)

Hãy nghỉ ngơi và tận hưởng niềm vui cuộc sống
Từ ngày 15/10/2013, Thông tư số 115/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện* có hiệu lực/ From 15 October 2013, Circular 115/2013/TT-BTC by the Ministry of Finance regarding pension insurance and voluntary pension fund takes effect.

Đây là bảng tóm tắt hướng dẫn về thuế liên quan phần đóng góp bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định/ This is a summary of tax implications on regular contributions (expenses) on pension benefit, life insurance, and compulsory insurance.

Ảnh hưởng về thuế
Tax implications

Bảo hiểm hưu trí
 Pension Benefit
Bảo hiểm nhân thọ
Life Insurance
Bảo hiểm bắt buộc
Compulsory Insurance (SHUI)
Mục đích tính thuế TNDN

Corporate Income Tax purpose
Người sử dụng lao động: Được tính vào chi phí nhưng chịu mức giới hạn (Vẫn đang chờ thông tư về thuế TNDN hướng dẫn rõ mức giới hạn này).

Theo Nghị định 218, có hiệu lực từ 15/02/2014, mức được trừ tối đa 1 triệu đồng/ tháng/ người, phải quy định cụ thể trong hợp đồng lao đồng, thỏa ước lao động tập thể, hoặc quy chế tài chính của Công ty.

Employer: Deductible but capped by a limit (Still waiting for the Circular on CIT).

Under the Decree 218, is effective from 15 February 2014, this deductible expense will be capped at VND 1 mil/month/person, and stated in the labour contracts, internal labour agreement or financial rules of the Company.

Người sử dụng lao động: Được tính 100% vào chi phí được trừ






Employer: 100% deductible
Người sử dụng lao động: Được tính 100% vào chi phí được trừ







Employer: 100% deductible
Mục đích cho thuế TNCN

Personal Income Tax purpose
Người sử dụng lao động: Không khấu trừ thuế TNCN

Employer: No PIT withholding


Người lao động: Được giảm trừ ở mức 1 triệu đồng/ tháng

Employee: Deductible up to VND 1 million/ month

Người sử dụng lao động: Phải khấu trừ thuế TNCN

Employer: PIT withholding


Người lao động: Không liên quan


Employee: N/A
Người sử dụng lao động: Không khấu trừ thuế TNCN

Employer: No PIT withholding


Người lao động: Được giảm trừ 100%


Employee: 100% deductible

* Định nghĩa/ Definition:

1. Bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động/ Pension insurance is a kind of life insurance which is performed by insurers with the aim to provide an additional income to insured persons upon they passed the working age.

2. Bảo hiểm hưu trí bao gồm bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhân và bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động. Trường hợp bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động (sau đây gọi là bảo hiểm hưu trí nhóm), bên mua bảo hiểm là chủ sử dụng lao động, người lao động sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm/ Pension insurance includes pension insurance for each individual and pension insurance for group of laborers. Case of pension insurance for a group of laborers (hereinafter referred to as the for-group pension insurance), the insurance buyer will be the employer, laborers will be received all rights and benefits of insurance contract after a defined time according to agreements between parties and stated in insurance contract. 

3. Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không dưới 55 (năm mươi lăm) tuổi đối với nữ và 60 (sáu mươi) tuổi đối với nam/ On the basis of insurance premium payment of the insurance buyer, the insured person will begin receiving rights and benefits of pension insurance when reaching age as agreed in insurance contract, but not less than 55 (fifty five) years old for female and 60 (sixty) years old for male.

4. Quyền lợi bảo hiểm cơ bản bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ và quyền lợi bảo hiểm rủi ro/ The basic insurance rights and benefits include the periodical pension rights and benefits and rights and benefits of risk insurance.

5. Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo quy định/ Each insured person according to contract of individual pension insurance or contract of for-group pension insurance will has a separate pension insurance account as regulated.

Tải văn bản pháp lý: Click here for English version, Click here for Vietnamese version,  

27 tháng 10 2013

Sửa đổi nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế/ New Decree on tax administrative penalties


Quy định mới sẽ tăng mức phạt tối thiểu lên 2-4 lần
  Tải văn bản pháp lý: Nghị định 129/2013/NĐ-CP, click here



NGHỊ ĐỊNH: QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ

QUY ĐỊNH CŨ

QUY ĐỊNH MỚI   
1. Cơ sở pháp lý:  

Nghị định 98/2007/NĐ-CP, ngày 07/06/2007

Còn hiệu lực đến: 14/12/2013

Nghị định 129/2013/NĐ-CP, ngày 16/10/2013

Có hiệu lực từ: 15/12/2013

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế

1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.




2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
Thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

Điều 2. Thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế

1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt.
Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Đối với trường hợp làm thủ tục về thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt.

Thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.


4. Thời hạn truy thu thuế

Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.  
3. Nội dung mới thay đổi cần quan tâm:

Điều 5. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày.
b) Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
c) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.


Hành vi khai không đúng, không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 31 của Luật quản lý thuế (trừ trường hợp người nộp thuế được khai bổ sung theo quy định) bị phát hiện sau thời hạn quy định nộp hồ sơ khai thuế:
1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên hóa đơn và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.
4. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 10 và Khoản 7 Điều 11 Nghị định này.
b) Có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.

Điều 7. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều này).
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
4. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
5. Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
7. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế.
8. Không áp dụng các mức xử phạt quy định tại Điều này đối với trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
9. Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp thuế theo quy định của pháp luật.

02 tháng 10 2013

Quy định xử phạt mới về hóa đơn/ New penalty sactions on invoice matters

Từ ngày 09/11/2013 (ngày hiệu lực của Nghị định 109/2013/NĐ-CP về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn), nếu doanh nghiệp làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập nhưng chưa giao cho khách hàng sẽ bị phạt đến 20 triệu. Nếu làm mất, hỏng các liên lưu trữ thì còn bị xử phạt theo pháp luật kế toán.
  • Phạt tiền đến 8 triệu nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm; lập không theo thứ tự; không giao cho người mua; lập sai loại hóa đơn; ngày lập hóa đơn trước ngày mua hóa đơn…
  • Đối với hành vi không hủy hoặc hủy hóa đơn không đúng quy định sẽ bị phạt tối đa là 4 triệu, giảm 2,5 lần so với mức trước 10 triệu trước đây.
  • Nghị định cũng quy định mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn là 50 triệu đồng.

Hóa đơn sẽ được quản lý chặt chẽ hơn.
Về quản lý hóa đơn, Nghị định 109 chỉ thay thế Chương V Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa Nghị định 109 và Chương V - Nghị định 51 về quản lý hóa đơn. Vui lòng xem file đính kèm - click here.

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN

QUY ĐỊNH CŨ
QUY ĐỊNH MỚI
1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định 51/2010/NĐ-CP
Chỉ có Chương 5 của Nghị định 51 bị thay đổi bởi Nghị định 109.
Nghị định 109/2013/NĐ-CP
Có hiệu lực ngày 09/11/2013
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 (hai) năm.

Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là 05 (năm) năm.


Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 (một) năm.

Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính: 10 (mười) năm theo Luật quản lý thuế có hiệu lực từ 01/07/2013.

3. Nội dung chính:
Chương 5.
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÓA ĐƠN

Chương 4.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN
Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn, khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện quy định trong Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn giả, hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả, đồng thời bị phạt đình chỉ quyền tự in hóa đơn và quyền khởi tạo hóa đơn điện tử trong thời hạn 36 tháng (ba mươi sáu) tháng, kể từ khi hành vi bị phát hiện.
Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều này phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định.
Điều 33. Hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn, khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ nội dung quy định.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện quy định;
b) Cung cấp phần mềm tự in hóa đơn không đảm bảo nguyên tắc theo quy định hoặc hóa đơn khi in ra không đáp ứng đủ nội dung quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn giả (trừ trường hợp xác định do lỗi khách quan của phần mềm tự in hóa đơn) và hành vi khởi tạo hóa đơn điện tử giả.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này bị phạt đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định.

Tải văn bản pháp lý - click here.

21 tháng 9 2013

Cập nhật chính sách thuế mới năm 2013/ Tax Update Seminar

Từ ngày 1/7/2013, có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách thuế mới thay đổi liên quan đến hạch toán chi phí, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế của Doanh nghiệp như thuế Thu nhập cá nhân; Quản lý thuế; khấu trừ hoàn thuế, thuế suất GTGT; chi phí, thuế suất thuế TNDN; chế độ hóa đơn chứng từ/ From 1 July 2013 onward,  there have been a lot of updated tax regulations regarding to eligible expenses, tax declaration, tax payment, and tax finalization in respective of Personal Income Tax, Tax Administration, Value Added Tax, Corporate Income Tax, and Invoices.


Tại TP. Hồ Chí Minh ngày 13/9/2013, Bà Nguyễn Thị Cúc - Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, nguyên  Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có trình bày tại Lớp tập huấn các chính sách thuế mới áp dụng từ 1/7/2013 / In 13 September 2013, tax updates seminar was successfully organized by Ms.Nguyen Thi Cuc - Senior Tax Professional of VTCA (as the former Deputy Minister of General Department of Taxation) at HCMC.

Vui lòng tham khảo những cập nhật này theo đường dẫn/ Link to download as follows:

1. Thuế TNCN/ Personal Income Tax, tải về

2. Luật quản lý thuế/ Tax Administration, tải về

3. Thuế GTGT/ Value Added Tax, tải về

4. Quy định hóa đơn, chứng từ/ Invoicestải về

5. Thuế TNDN/ Corporate Income Tax, tải về

05 tháng 9 2013

Một số ý kiến về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2014

Mức lương tối thiểu là cơ sở xác định tiền lương của người lao động dựa trên tính chất công việc, điều kiện làm việc và nhu cầu sống tối thiểu nhằm bảo vệ quyền lợi tối thiểu của người lao động, góp phần điều hòa quyền lợi của các bên tham gia quan hệ lao động.

Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO, căn cứ Điều 3, Công ước số 131 năm 1972 về tiền lương tối thiểu đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong chừng mực có thể và thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức lương tối thiểu phải gồm: a) Những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an sinh xã hội và mức sống so sánh của các nhóm xã hội khác; b) Những nhân tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao.

Pháp luật lao động Việt Nam, từ Bộ luật lao động năm 1994 cho đến Bộ luật lao động năm 2012, đã có sự biến chuyển rõ rệt về căn cứ xác định mức lương tối thiểu, hướng tới xây dựng Luật tiền lương tối thiểu trong Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Ban đầu, mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng[1]. Thì hiện nay, căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia[2].

Mức lương tối thiểu vùng năm 2013 (vùng I) của Việt Nam hiện đang là 2.350.000đ/tháng (khoảng 113USD/tháng hay 3.76USD/ngày). Mức này tương đương với mức lương tối thiểu năm 2013 của một số nước trong khu vực như Lào (3.33 - 4.08USD/ngày), Indonexia (2.95 - 5.38USD/ngày), cao hơn vài nước như Campuchia (2.03 - 2.05USD/ngày), Myanma (0.58USD/ngày), nhưng thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (Thượng Hải: 4.00 – 7.09USD/ngày), Malaysia (Kuala Lumpur: 9.81USD/ngày), Thailand (9.45 - 10.00USD/ngày), Philippines (Manila: 9.72 - 10.60USD/ngày),…[3]

Theo báo cáo trong bản Đề xuất phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2014 ngày 12/07/2013 của Hội đồng tiền lương quốc gia, mức lương tối thiểu của từng vùng còn thấp, mới đáp ứng được khoảng 62% - 68% so với như cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Cũng theo báo cáo này, dựa vào phương pháp xác định mức lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động (không rõ đã bao gồm nhu cầu tối thiểu của gia đình người lao động hay chưa?), Đề án cải cách chính sách lương tối thiểu đã điều tra và xác định được mức lương tối thiểu bốn vùng từ năm 2012 đến năm 2017; năm 2014 từ vùng I đến vùng IV được xác định tương ứng là 3.640.000 - 3.310.000 - 3.090.000 - 2.780.000đ/tháng. Căn cứ vào nội dung điều tra của Đề án cải cách chính sách lương tối thiểu, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế…, Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất hai phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng[4] trong các loại hình doanh nghiệp năm 2014 nhằm cải thiện một phần tiền lương, thu nhập của người lao động cũng như phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể là:
Đơn vị tính: 1.000đồng/tháng
Vùng
Phương án 1
Phương án 2
Mức lương tối thiểu năm 2014
Mức tăng năm 2014 so với năm 2013
Mức lương tối thiểu năm 2014
Mức tăng năm 2014 so với năm 2013
Vùng 1
2.800
450
2.700
350
Vùng 2
2.500
400
2.450
350
Vùng 3
2.150
350
2.100
300
Vùng 4
2.000
350
1.930
280

Việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về thông tin mức lương tối thiểu và phương pháp xác định mức lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể (i) Xác định được thông tin, kế hoạch và định hướng cải cách tiền lương của Chính phủ; (ii) Tự điều chỉnh chiến lược giá của sản phẩm trên cơ sở định hướng cải cách tiền lương đó; (iii) Nắm bắt mức lương tối thiểu cho nhu cầu tối thiểu của người lao động theo từng thời kỳ; từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh thang bảng lương, đảm bảo cuộc sống của người lao động nhằm giữ chân họ gắn bó với doanh nghiệp.

Trong bản Đề xuất phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2014 ngày 12/07/2013, phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nêu ra một số căn cứ để điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng như mức lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, không đạt chỉ tiêu đề ra… Tuy nhiên, Hội đồng tiền lương quốc gia chưa đề cập đến một số yếu tố pháp lý mới có hoặc sắp có hiệu lực ảnh hưởng đến quỹ lương chi trả của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

1. Quỹ tiền lương làm thêm giờ:
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 1994 (đã hết hiệu lực), trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì tiền lương làm thêm giờ được tính trả như sau (đối với lao động trả lương theo thời gian)[5]:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
=
Tiền lương
giờ thực trả
x
130%
x
150% hoặc
200% hoặc 300%
x
Số giờ làm thêm vào ban đêm
Nếu người lao động làm thêm 1 giờ vào ban đêm ngày thường, họ sẽ nhận được 195% tiền lương giờ theo công việc làm vào ban ngày.
Theo quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2012, ngoài mức tính 150% (cho ngày thường) và 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường, doanh nghiệp buộc phải trả thêm một khoản tiền bằng 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm[6].
Tức là, ngoài mức 195% như trên, doanh nghiệp phải trả thêm 20% nữa.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải trả 400% cho người lao động hưởng lương ngày nếu đi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương[7]. Hiện chưa có hướng dẫn về việc những người lao động hưởng lương giờ, lương tuần, lương tháng hoặc lương theo sản phẩm, theo khoán có được hưởng mức 400% như người lao động hưởng lương ngày hay không. Nhưng chắc chắn một điều, doanh nghiệp phải trả cao hơn so với mức 300% theo quy định cũ[8].

2. Mức đóng Bảo hiểm xã hội:
Theo lộ trình tăng mức đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 1, Điều 91, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và Khoản 1, Điều 5, Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 25/10/2011, kể từ 01/01/2014 trở đi, doanh nghiệp phải đóng 18% mức tiền lương, tiền công tháng, tăng thêm 1% so với năm 2013.
Khi mức tiền lương tối thiểu vùng tăng, hai khoản vừa nêu ở trên cũng sẽ tăng theo. Trong cơ cấu giá sản phẩm, chi phí nhân công chiếm khoảng 15% - 30% giá thành. Nếu như tăng lương theo phương án 1, giá thành sản phẩm tăng lên khoảng 5% - 8%. Còn nếu theo phương án 2, giá thành sản phẩm tăng lên khoảng 4% - 6%. Đây là những mức tăng không dễ dàng gì cho doanh nghiệp trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay. Do đó, chúng tôi đề xuất mức tiền lương tối thiểu vùng tăng khoảng 10% -12% như sau:
Vùng
Phương án 3
Mức lương tối thiểu năm 2014
Mức tăng năm 2014 so với năm 2013
Vùng 1
2.600
250
Vùng 2
2.350
250
Vùng 3
2.000
200
Vùng 4
1.850
200
Mức lương tối thiểu vùng này đáp ứng được khoảng 66% - 71% so với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

[1] Điều 56, Bộ luật Lao động năm 1994
[2] Khoản 2, Điều 91, Bộ luật Lao động năm 2012
[3] Nguồn xem tại website: http://www.business-in-asia.com/asia/minimum_wage/Minimum_wages_in_Asia/minimum_wage_in_asia.html

[4] Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất giữ nguyên bốn vùng và danh mục địa bàn ở bốn vùng theo quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012.
[5] Điểm c, Khoản 3, Mục V, Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 30/5/2003
[6] Khoản 3, Điều 97, Bộ luật Lao động năm 2012: “Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”
[7] Điểm c, Khoản 1, Điều 97, Bộ luật Lao động năm 2012
[8] Điểm a, Khoản 2, Mục V, Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH: “Mức 300%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ Luật Lao động)”

Theo Vietnam Competition Authority (VCA) - Cục Quản lý cạnh tranh

------------------------------------------------------------------------------------------

Đề xuất 2014 tăng 30% lương tối thiểu



Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất hai phương án tăng mức lương tối thiểu năm 2014 đáp ứng 75-84% nhu cầu sống tối thiểu.

Đây là thông tin được đưa ra trong hội thảo mức sống tối thiểu của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2013 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức ngày 4/9.
Viện Công nhân-Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đã thực hiện khảo sát mức sống tối thiểu của người lao động năm 2013 tại 68 doanh nghiệp với hơn 1.900 phiếu hỏi, phỏng vấn sâu.
Kết quả khảo sát cho thấy, tiền lương trung bình của người lao động đạt 3,667 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, vùng I là 4,037 triệu đồng/tháng, vùng II là 3,830 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,480 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,312 triệu đồng/tháng.
Nhìn chung, tiền lương bình quân của người lao động nhận được còn thấp. Người lao động có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng chiếm 62%, trong đó có 5,2% lao động có mức lương dưới 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, những tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, sản xuất đình trệ nên các khoản thu nhập ngoài lương không nhiều.
Dựa vào phương pháp xác định mức sống tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động trên địa bàn khảo sát, mức sống tối thiểu chung năm 2013 (chưa tính nuôi con) là 1,928 triệu đồng/tháng và nếu tính cả nuôi con là 3,278 triệu đồng/tháng.
Theo khảo sát, nhu cầu lương thực, thực phẩm tại vùng I và II thấp hơn nhiều nhu cầu phi lương thực (thuê nhà, đi lại, điện, nước, học hành của con cái..). Đặc biệt, đời sống người lao động nhập cư tại những nơi có nhiều khu công nghiệp tập trung như TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương rất khó khăn. Hầu như toàn bộ tiền lương, thu nhập của người lao động đã chi hết cho cuộc sống thiết yếu của họ, không còn tích lũy.
Từ kết quả khảo sát, Viện Công nhân-Công đoàn dự báo mức sống tối thiểu năm 2014 tại vùng I sẽ là 4,113 triệu đồng/tháng, vùng II là 3,41 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,014 triệu đồng/tháng, vùng IV là 2,435 triệu đồng/tháng.
Dựa vào dự báo mức sống tối thiểu, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã đề xuất hai phương án mức lương tối thiểu năm 2014 . Đây cũng sẽ là ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt nam đề xuất với Hội đồng Tiền lương quốc gia để xác định mức lương tối thiểu năm 2014.
Theo phương án một, mức lương tối thiểu năm 2014 sẽ được điều chỉnh tăng thêm so với năm 2013 từ 400.00-850.000 đồng (khoảng 24-36%) và đáp ứng 77-84% so với nhu vầu mức sống tối thiểu của người lao động.
Lương tối thiểu vùng I tăng từ 2,35 đồng lên 3,2 triệu đồng, vùng II tăng từ 2,1 triệu đồng lên 2,75 triệu đồng, vùng III từ 1,8 triệu đồng tăng lên 2,4 triệu đồng, vùng IV tăng từ 1,650 triệu đồng lên 2,05 triệu đồng.
Theo phương án hai, mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu tăng ít hơn, từ 350.000-750.000 đồng (21-32%), đáp ứng khoảng 75-82 nhu cầu sống tối thiểu. Mức lương tối thiểu năm 2014 vùng I tăng lên 3,1 triệu đồng, vùng II tăng lên 2,65 triệu đồng, vùng III tăng lên 2,3 triệu đồng, vùng IV tăng lên 2 triệu đồng.
Mặc dù đa số lương người lao động đều cao hơn mức lương tối thiểu, nhưng việc điều chỉnh mức lương tối thiểu hàng năm đều ảnh hưởng rất lớn tới việc thỏa thuận tăng lương giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
Năm nay, mức lương tối thiểu sẽ do Hội đồng Tiền lương quốc gia  (gồm đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) thỏa thuận và trình Chính phủ phê duyệt thay vì chỉ do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trình như các năm trước.
Theo Vietnam+