31 tháng 3 2017

PIT Withholding Receipt/ Biên lai khấu trừ thuế TNCN

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP.HỒ CHÍ MINH
*******
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số:  8774  /CT-TTHT
V/v: cấp chứng từ khấu trừ
thuế thu nhập cá nhân
TPHCM, ngày  16  tháng  10   năm 2014

Kính gửi: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thiết kế Chuo Senko Việt Nam
Địa chỉ: lầu 19, toà nhà Fideco, 81-85 Hàm Nghi, Q.1, TP.HCM
MST: 0301941610
Trả lời văn bản số CSV-11/2014/FN ngày 23/09/2014 của Công ty về cấp chứng từ thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN (có hiệu lực đến ngày 30/09/2013):
- Tại điểm 2.1 Mục II Phần A quy định về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
“…
Các khoản thu nhập nêu trên làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế là thu nhập trước khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (thu nhập trước thuế). Trường hợp thu nhập thực nhận không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (thu nhập sau thuế) thì phải quy đổi thành thu nhập trước thuế theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này”.
Tại Điểm 1.2.7 Khoản 1 Mục II Phần D quy định khấu trừ thuế dối vối 1 số trường hợp:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ mà không ký hợp đồng lao động như tiền nhuận bút; tiền dịch sách; tiền giảng dạy; tiền tham gia các Hiệp hội, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban quản lý,...; tiền thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật; dịch vụ văn hoá; thể dục thể thao; các dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng, dịch vụ pháp lý,... có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế trước khi trả cho cá nhân theo hướng dẫn sau:
- Khấu trừ 10% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân đã có mã số thuế.
- Khấu trừ 20% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân không có mã số thuế.
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn trên phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập chứng từ khấu trừ thuế theo đơn đề nghị (theo mẫu số 17/TNCN ban hành kèm theo Thông tư này).”
- Tại khoản 3 công văn số 3565/TCT-TNCN ngày 14/9/2010 của Tổng cục Thuế hướng dẫn quy đổi thu nhập sau thuế ra thu nhập trước thuế có quy định:
“...
Đối với các trường hợp cá nhân nhận lương không có thuế TNCN (lương NET), nghĩa vụ thuế do tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp thuế thay thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân đó và ghi rõ “khoản thuế TNCN tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã nộp thay”
Căn cứ theo các quy định nêu trên:
Trường hợp trong năm 2011 Công ty chi trả thu nhập cho cá nhân là cộng tác viên (không ký hợp đồng lao động) không gồm thuế TNCN (lương NET), Công ty chịu trách nhiệm trả thay người lao động tiền thuế TNCN, nếu cá nhân có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì khi cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân Công ty ghi rõ “khoản thuế TNCN tổ chức trả thu nhập đã nộp thay”.
Trường hợp trong năm 2012 Công ty chi trả thu nhập cho người lao động (ký hợp đồng lao động dài hạn) không gồm thuế TNCN (lương NET), Công ty chịu trách nhiệm trả thay người lao động tiền thuế TNCN, bảo hiểm xã hội bắt buộc và Công ty không quyết toán thuế thay người lao động, nếu cá nhân có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì khi cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân Công ty ghi rõ “khoản thuế TNCN tổ chức trả thu nhập đã nộp thay”.
Cục Thuế TP thông báo để Công ty biết và thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
Nơi nhận:
-  Như trên;
-  P.KT2;
-  Phòng PC;
-  Lưu: VT, TTHT.
3254-243624/2014-pbk
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

Đã ký


Trần Thị Lệ Nga


14 tháng 10 2014

OVERVIEW OF VIETNAMESE FCT AND TAX TREATIES

This article aims to help you reduce FCT cost.
Posted by Nguyễn Hữu Thức

1. Overview of Vietnamese Foreign Contractor Withholding Tax (“FCWT”):

The Foreign Contractor Withholding Tax (FCWT or FCT) regime applies to payments made by a Vietnamese contracting party to a foreign entity doing business in or earning income from Vietnam without setting up a legal entity in Vietnam; except for services performed and consumed outside of Vietnam, and certain other services performed outside of Vietnam, such as a repair of transportation means, machinery and equipment, brokerage services; training, etc. Therefore, it is a very important tax for foreign companies doing business here, their Vietnamese counterparts and the State.

FCT includes 2 (two) types of tax which are Corporate Income Tax (“CIT”) and Value Added Tax (“VAT”). The rates vary depending on the nature of the payment, and you should be informed before signing contracts or shall be subject to a review of tax accountants before making payment.

2. VAT portion & CIT portion:

VAT component will be claimed back as the recoverable input VAT, while CIT portion can be treated as:
(i) either the deductible expense; or
(ii) the exemption with the existence of tax treaties between Vietnam and the countries/territories of foreign parties who are constituted of having no Permanent Establishment (PE) in Vietnam.

3. Net vs Gross contract

If we sign a net-of-tax contract where grossing-up is required to determine the FCT liabilities. We highly recommend that you should deal the gross contract with foreign contractors in the future. For example: we have the net payment of 100 MVND then first we increase it to 105.26 MVND (grossed-up) and then pay 5% tax of 5.26 MVND to the tax authority and transfer 100 million to the foreign party.

4. Tax Treaty:

Vietnam has concluded Double Tax Avoidance (“DTA”) Agreement with over 60 countries, including the United Kingdom, the Netherlands, France, Denmark, Germany, Sweden, Switzerland, Australia, India, China, Japan, South Korea, Bangladesh, Hong Kong, Singapore, Indonesia, Malaysia, the Philippines, Taiwan, Thailand... DTA provisions generally accord protection for residents (companies and individuals) of one contracting country against the tax (mainly Corporate Income Tax) imposed on the income of companies and individuals by another country where double taxation issues arise.

4.1. If we sign the gross contract with a foreign party, we will withhold and declare the FCT. After our FCT declaration, we will request the CIT paid certificate from the tax authority, and then we will deliver to our foreign party for CIT deductibility in its home country overseas where DTA is available.

4.2. If we sign the net-of-tax contract, we wish to apply the DTA exemption in Vietnam with the existence of tax treaties between Vietnam and the countries/territories of foreign parties who are constituted of having no Permanent Establishment (PE) in Vietnam. Normally, the supporting documents must be submitted to enjoy CIT exemption:
  • Notice form No.01/HTQT under the Circular on tax administration;
  • The original certificate of residence of a foreign party, that has been legalized and translated into Vietnamese by the Notary Public;
  • The certified copy of service agreements between a foreign party and the Vietnamese Company; translated into Vietnamese; and
  • Business License/ Tax Certificate of a foreign party.

Should you need any DTAs between Vietnam and foreign countries, please contact me.

13 tháng 9 2014

THUẾ TNDN - QUY ĐỊNH THANH TOÁN KHÔNG BẰNG TIỀN MẶT TRONG THÔNG TƯ 78/ NON-CASH PAYMENT OF CIRCULAR 78 ON CIT

Posted by Nguyễn Hữu Thức

Quay ngược lại quy định trong quá khứ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng được giới thiệu đầu tiên vào năm 2009 (thời điểm hiệu lực của Thông tư 129/2008/TT-BTC về thuế GTGT) được quy định như một trong những điều kiện để khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Theo kinh nghiệm làm việc với nhiều cơ quan thuế, họ đã xoáy sâu vào điểm này để loại trừ thuế GTGT đầu vào của các hóa đơn GTGT mua vào từng lần có giá trị trên 20 triệu đồng nhưng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Từ ngày 1/1/2014, Thông tư 219/2013/TT-BTC chuyển đổi từ ngữ “chứng từ thanh toán qua ngân hàng” thành “chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt” để thống nhất với quy định thuế TNDN mới được ban hành sau đó.

Back to the past, bank payment voucher was firstly introduced in 2009 (i.e. Circular 129/2008/TT-BTC on VAT took effects) as one of conditions in order to claim back the input VAT. As my experience when working with tax authorities, they deeply focused on this condition with an aim to reject the input VAT of invoices having more than VND 20 million on value each time without any evidence of bank payment voucher. From 01Jan14 onwards, Circular 219/2013/TT-BTC changed its wordings from “bank payment voucher” into “non-cash payment voucher” for a consistency with the new CIT regulation which will be released afterward.

Hiện tại, Thông tư 78/2014/TT-BTC về thuế TNDN có hiệu lực và đã bổ sung điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt xem như là một trong những điều kiện để ghi nhận chi phí được trừ cho mục đích tính thu nhập chịu thuế. Đã có ít nhất 2 điểm liên quan điều kiện này đã được tranh cãi trong thời gian qua và được Tổng Cục thuế xác nhận bằng các công văn sau đây:

The Circular 78/2014/TT-BTC on CIT has come into force; currently, non-cash payment is added as one of principles for CIT expenses deductibility. There are at least 2 issues regarding this condition which had been still on argument; hence, the General Department of Taxation confirmed with the following 2 official letters:

1. Công văn 3819/TCT-CS ngày 06/09/2014 về chi phí công tác nước ngoài trên 20 triệu đồng được thanh toán bằng thẻ của nhân viên (thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ)


The Official Letter 3819/TCT-CS dated 06Sep14 on overseas   travelling expenses of employees exceed VND 20 million which paid by his/her personal cards (credit/debit card)

Tổng Cục thuế xác nhận chi phí vượt mức 20 triệu đồng trong trường hợp doanh nghiệp cử cán bộ đi công tác nước ngoài thì việc thanh toán bằng thẻ cá nhân của chính nhân viên đó được chấp nhận đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và khoản chi này sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, với điều kiện:
+ Có hóa đơn, chứng từ phù hợp
+ Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử cán bộ đi công tác
+ Quy định nhân viên được cử đi công tác được phép thanh toán bằng thẻ cá nhân phải đề cập trong chính sách Công ty, và sau đó được Công ty thanh toán lại cho nhân viên đó.

The GDT confirms that overseas travelling expenses of employees exceed VND 20 million which paid via his/her personal cards is still eligible as a form of non-cash payment for CIT deductibility. However, the conditions will be applied:
+ Having legitimate invoices
+ Having a decision/ an approval for this employees to go abroad for work;
+ Payment via employees’ personal cards must be stated in the company's policy, and  clearly mentioned that it will be reimbursed by the company.

2. Công văn 2272/TCT-KK ngày 18/06/2014 về chi phí mua vé máy bay qua website thương mại điện tử được thanh toán bằng thẻ của nhân viên (thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ)


The Official Letter 2272/TCT-KK dated 18Jun14 on airfare expense purchased via e-commerce website which paid by his/her personal cards (credit/debit card)


Tổng Cục thuế xác nhận chi phí mua vé máy bay qua website thương mại điện tử và thuế GTGT đầu vào liên quan khi được thanh toán bằng thẻ thanh toán của nhân viên (thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) sẽ không được trừ (thuế TNDN) và không được khấu trừ (thuế GTGT).

The GDT confirms that airfare expense purchased via e-commerce website and its relevant input VAT paid by personal cards (ATM/debit card/credit card) will not be deductible and creditable respectively for CIT and VAT purposes.

Có 2 cách giúp Quý vị tuân thủ với quy định như sau/ There are 2 ways for enterprises to comply with this ruling:

1. Nếu mua vé máy bay qua website điện tử và được thanh toán bằng tài khoản ngân hàng của Công ty thì các chứng từ đi kèm phải bao gồm thẻ lên máy bay (nếu thất lạc, được thay thế bằng giấy điều động đi công tác), vé máy bay mang tên nhân viên đó, và chứng từ thanh toán được đề cập. Kế toán sẽ ghi nhận:

Nợ    Chi phí (số tiền sau thuế GTGT)
Có     Tiền gửi ngân hàng/ Phải trả cho người bán

Trong trường hợp này, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ bởi vì không có hóa đơn GTGT.

If airfare expense purchased via e-commerce website paid by the company’s bank account, supporting documents comprise boarding pass (replaceable business trip approval when lost), air ticket showing a staff’s name on it, and mentioned payment voucher. Accounting entries will be: Dr. expenses (value after VAT), Cr. Cash at bank/ Vendor. No input VAT is recoverable due to non-invoice expense.

2. Nếu mua vé máy bay qua đại lý vé máy bay (thậm chí giá vé sẽ cao hơn) và được thanh toán bằng tài khoản ngân hàng của Công ty thì thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ theo hóa đơn của đại lý bán vé máy bay xuất cho Công ty. Kế toán sẽ ghi nhận:

Nợ    Chi phí (số tiền trước thuế GTGT)
Nợ    Thuế GTGT được khấu trừ
Có     Tiền gửi ngân hàng/ Phải trả cho người bán

Nếu hóa đơn dưới 20 triệu đồng, Công ty vẫn có thể sử dụng phiếu chi   để thanh toán.

If airfare expense purchased via a ticket agency paid by the company, even more expensive; however, the input VAT can be claimed back along with the red invoice of this ticket agency. Accounting entries will be: Dr. expenses (value before VAT), Dr. VAT recoverable, Cr. Cash at bank/ Vendor. In case the invoice is under VND 20 million, cash payment voucher can be still applicable.

P/s: Ngày 16/09/2014, công văn 2272 đã được thay thể bởi Công văn 3997/TCT-DNL chi phí mua vé máy bay qua website thương mại điện tử được thanh toán bằng thẻ của nhân viên (thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ)

On 16Sep14, The Official Letter 2272 had been replaced by the OL 3997/TCT-DNL on airfare expense purchased via e-commerce website which paid by his/her personal cards (credit/debit card)

Tải về/ download here


Quy định cũ/ Old ruling
(OL 2272 dated 18Jun14)



Quy định mới/ New ruling
(OL 3997 dated 16Sep14)


KHÔNG ĐƯỢC khấu trừ (thuế GTGT) và KHÔNG ĐƯỢC trừ (thuế TNDN).

NOT be deductible and creditable respectively for CIT and VAT purposes.


ĐƯỢC khấu trừ (thuế GTGT) và được trừ (thuế TNDN).

Will be deductible and creditable respectively for CIT and VAT purposes. 

Tuy nhiên, điều kiện áp dụng. 
+ Có vé máy bay mang tên nhân viên đó
+ Có thẻ lên máy bay (trường hợp mất boarding pass thì được thay thế bằng quyết định điều động đi công tác.
+ Quyết định/ giấy điều động nhân viên đi công tác
+ Quy định cho phép nhân viên thanh toán bằng thẻ cá nhân phải được nêu rõ trong chính sách công ty, và đề cập nhân viên sẽ thanh toán lại với doanh nghiệp.

However, the conditions will be applied:
+ Having air ticket
+ Having boarding pass (replaceable by business trip approval if lost)
+ Having a decision/ an approval for this employee to go to work for business;
+ Payment via employee’ personal card must be stated in the company's internal policy, and clearly mentions that it will be reimbursed by the company.




09 tháng 9 2014

Thông tư 119 - Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế & hải quan/ Circular 119 for simplified tax & customs procedures

Posted by Nguyễn Hữu Thức

Như Quý vị đã biết qua tin tức gần đây trên tivi, trang web và tạp chí, Chính phủ hướng dẫn Bộ Tài chính xem xét quy trình thủ tục hành chính về thuế và hải quan nhằm mục đích đơn giản hóa. Theo đó, Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 26/08/2014 (có hiệu lực từ 01/09/2014) đã được ban hành để hướng dẫn quy trình về thuế và hải quan được đơn giản hóa. Thông tin dưới đây là tóm tắt những quy định mới cho Quý vị tiện tham khảo:

You may be aware via the recent news on television, website, and magazine that our Government instructed the Ministry of Finance to review current tax and customs administration procedures for a simplification purpose. New Circular 119/2014/TT-BTC dated 26Aug14 (taking effects from 01Sep14) has just been issued to provide for further simplified tax and customs procedures. Below is the summarized new regulations for your reference:

Quy định cũ
Old regulations
Quy định mới
New regulations
Thuế GTGT & Thuế TNDN
Value Added Tax & Corporate Income Tax
Phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu đối với hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải tái nhập do bị khách hàng nước ngoài trả lại

VAT is imposed on imported goods being sales-returned by overseas parties

Không còn chịu thuế GTGT nhập khẩu



No longer subject to import VAT
Doanh nghiệp mới thành lập buộc phải đầu tư tài sản cố định 1 tỷ đồng để đủ điều kiện áp dụng kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (sử dụng hóa đơn GTGT)

Newly established enterprises must be required to invest VND 1 billion in assets to be eligible for VAT credit method (using VAT invoice)

Không còn bắt buộc đầu tư 1 tỷ đồng





No longer required to invest VND 1 billion


Hàng hóa tiêu dùng nội bộ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh: phải kê khai, tính thuế GTGT đầu ra, và ghi nhận vào thu nhập chịu thuế

Goods for internal consumption: must declare output VAT as normal sales, and record as taxable revenue

Không phải nộp thuế GTGT đầu ra, và không phải kê khai doanh thu để tính thuế TNDN


No longer be subject to output VAT, no revenue has to be declared for CIT purpose
Hóa đơn
Invoice
Doanh nghiệp mới thành lập phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng

Newly established enterprises must report the use of invoices on monthly basis

Báo cáo theo quý


Report on quarterly basis
Không quy định




Not regulate
Hóa đơn thương mại là chứng từ hợp lệ để được hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa xuất khẩu thay cho hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng

Commercial invoices may be used in VAT refund claims on exported goods, instead of VAT invoices or sales invoices

Thuế Thu nhập cá nhân
Personal Income Tax
Đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, trong năm dương lịch đầu tiên phải đóng thuế tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 của năm đầu tiên đến Việt Nam.

Vietnam tax residents who are citizens of countries which have double taxation agreements (DTA) with Vietnam, (threshold is met in the first year of arrival), will pay tax here from 1 January of the year of arrival.
Nghĩa vụ thuế TNCN được tính từ tháng đầu tiên đến Việt Nam đến tháng cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, Thông tư 119 không nêu rõ liệu có cần phải nộp thông báo miễn thuế theo Hiệp định để được áp dụng quy định sửa đổi hay không.
  
Subject to PIT from the first month of arrival to the last month of departure. Circular 119 is however unclear on whether a DTA notification procedure is required to be attended to in this case.

Quy định quản lý thuế
Tax Administration
Biểu mẫu kê khai thuế GTGT đơn giản hơn. Doanh nghiệp có thể lựa chọn biểu mẫu theo quy định hiện hành hoặc theo quy định mới của Thông Tư 119 để tiếp tục sử dụng cho đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2014 mà không cần thông báo, đăng ký với cơ quan thuế. Sau ngày 31 tháng 10 năm 2014, bắt buộc sử dụng các biểu mẫu kê khai thuế mới. Cơ quan thuế không còn yêu cầu kê khai mặt hàng hàng hóa/ dịch vụ trên tờ khai thuế GTGT, nghĩa là cán bộ thuế sẽ kiểm tra/ thanh tra theo từng dòng và từng hóa đơn gốc cụ thể sau này.

A new simplified VAT return will be introduced. Entities can opt to use either the old or the new return and its appendices until 31 October 2014 without registration or notification with tax authorities. Thereafter the new return should be used. Tax authorities does not require us to declare the description of goods/ services on the report; hence, it means that they will inspect each item of expenses through line-by-line along with the original documents in event of future tax audits.



Should you have any further questions, please let me know.

27 tháng 8 2014

Tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính thuế/ Improving Tax Administration For Breakthrough

NGUYỄN THỊ CÚC - CHỦ TỊCH HỘI TƯ VẤN THUẾ VIỆT NAM
Nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế và doanh nghiệp, các giải pháp tạo bước đột phá mới trong cải cách hành chính thuế của ngành Thuế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo đó, ngành Thuế đã và đang quyết liệt cải cách quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế và rút ngắn thời gian cho người nộp thuế… hướng tới đạt mức 171 giờ vào năm 2015.

Nỗ lực cải cách thủ tục hành chính thuế

Không thể phủ nhận sự nỗ lực, quyết tâm đổi mới cải cách hệ thống chính sách thuế, cũng như thủ tục hành chính (TTHC) thuế của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trong thời gian qua. Cụ thể, các gói giải pháp tháo gỡ khó khăn về thuế như: chính sách miễn giảm, gia hạn thuế; sửa đổi, bổ sung các Luật thuế: Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thu nhập cá nhân (TNCN), Giá trị gia tăng (GTGT), Luật Quản lý thuế, cùng với đó là những cải cách mạnh mẽ về TTHC...

Những nỗ lực trong cải cách TTHC đã giảm thiểu đáng kể thủ TTHC thuế, giảm điều tiết về thuế như rút ngắn thời gian hoàn thuế GTGT đối với trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau (giảm từ 15 ngày xuống 6 ngày); Không còn khống chế kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào bỏ sót trong 6 tháng; Cho phép kê khai, điều chỉnh thuế GTGT đầu vào của hóa đơn chứng từ trả chậm vào tháng 12, thay vì 12 tháng như trước kia. Đồng thời, thực hiện “nới rộng” nhiều khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như: Nâng mức khống chế phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại… từ 10% - 15%, bổ sung khoản chi quỹ bảo hiểm không bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện mang tính an sinh xã hội… không quá 1 triệu đồng/tháng/người được hạch toán vào chi phí tính thuế. Thay đổi về thuế suất thuế TNDN như: Thuế suất phổ thông giảm từ 25% xuống còn 22%, DN có doanh thu không quá 20 tỷ đồng/năm xuống 20% và còn tiếp tục giảm theo lộ trình (đối tượng này còn được kê khai nộp thuế GTGT theo quý thay vì theo tháng). Việc ưu đãi thuế TNDN được cải thiện đáng kể như: Mở rộng diện ưu đãi, miễn giảm thuế cả về địa bàn ưu đãi và lĩnh vực ưu đãi, trong đó có ưu đãi do đầu tư mở rộng.

Đáng chú ý, công tác đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho DN được toàn ngành Thuế tập trung đẩy mạnh thực hiện tốt và thu được nhiều kết quả tích cực...

Cùng với đó, việc sửa đổi hệ thống chính sách, quản lý thuế cũng như cơ sở hạ tầng truyền thông, công nghệ thông tin phục vụ cho khai thuế điện tử theo cơ chế rủi ro cũng được cơ quan thuế chú trọng, phát triển. Song hành với đó ngành Thuế đã tích cực triển khai chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 732/ QĐ - TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, ngày 29/11/2012, Tổng cục Thuế đã ban hành Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam kèm theo Quyết định số 1766/QĐ-TCT ngày 1/11/2012, trong đó xác định những giá trị mà ngành Thuế luôn coi trọng, xây dựng và gìn giữ lâu dài, đó là: “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính và Đổi mới”.

Một số tồn tại, hạn chế

Mặc dù thời gian qua, ngành Thuế đã nỗ lực cải cách chính sách thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, về chính sách thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Văn bản hướng dẫn về thuế còn “ôm đồm” các chính sách xã hội, quản lý kinh tế… cũng như tập trung quá nhiều vào việc “đóng” các kẽ hở nhỏ, ngăn chặn các DN lợi dụng sự thông thoáng của việc thành lập DN để gian lận thuế. Cụ thể, thủ đoạn gian lận thuế chủ yếu tập trung vào các DN chiếm số thu nhỏ, đưa tiêu chí để quản lý đối tượng này, vô hình chung ảnh hưởng đến các DN lớn, làm ăn đúng đắn. Do đó, thiệt hại chung sẽ lớn hơn lợi ích thu được.
Trong khi đó, văn bản hướng dẫn về thuế còn thiếu nguyên tắc, chuẩn mực chung mà nặng vào các chi tiết, tiểu tiết, giải quyết các trường hợp nhỏ lẻ nên thiếu rõ ràng, minh bạch, lại rất phức tạp, khó giải quyết được triệt để vấn đề; Hoặc giải quyết được vấn đề này thì nảy sinh các vấn đề khác.

Hơn nữa, do văn bản hướng dẫn về các chính sách thuế, luật thuế ban hành còn chậm, nên gây khá nhiều khó khăn cho DN trong việc thực hiện các chính sách, luật thuế mới trong thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: Luật thuế TNDN (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014, nhưng Thông tư hướng dẫn luật thuế này ký ngày 18/6/2014. Mặc dù, thuế suất được áp dụng từ ngày 1/1/2014 nhưng các khoản chi phí mới thuận lợi hơn cho DN thì thiếu văn bản hướng dẫn. Nhiều khoản doanh thu, chi phí còn trùng lắp: Hàng hoá của DN sử dụng tiêu dùng nội bộ như nhà máy giấy xuất giấy sử dụng tại các phòng ban... vừa đưa vào doanh thu tính thuế, vừa đưa vào chi phí… làm gia tăng TTHC.

Bên cạnh đó, các biểu mẫu kê khai thuế lại tồn tại quá nhiều tiểu tiết không cần thiết. Ví dụ, tờ khai tạm nộp thuế TNDN theo quý có hàng chục chỉ tiêu, nếu tạm nộp chỉ cần dữ liệu về doanh thu, tỷ lệ thu nhập (hoặc tỷ lệ thuế) là tính được; Tờ kê khai thuế GTGT kê cả ký hiệu, số hiệu hoá đơn, mặt hàng… làm mất nhiều thời gian của DN.

Thứ hai, công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thuế. Thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp, công tác thanh tra, kiểm tra tại DN có vị trí rất quan trọng (kể cả thanh tra chống chuyển giá). Tuy nhiên, lĩnh vực này hiện nay thực hiện vẫn còn nhiều chồng chéo, phức tạp. DN là đối tượng thanh tra, kiểm tra của nhiều cơ quan như: Cơ quan Thuế, thanh tra Tài chính, thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Công an kinh tế… Các cơ quan thanh, kiểm tra lại không sử dụng kết quả của đơn vị trước nên gây khó khăn cho DN. Việc thanh tra, kiểm tra ngoài việc ngăn chặn hành vi gian lận thuế còn có tác dụng chấn chỉnh hạch toán thuế tại DN. DN ít vi phạm cũng có thể coi công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế làm tốt, tuy nhiên nhiều đoàn kiểm tra vẫn nặng về chỉ tiêu và số tiền thuế truy thu.

Quy định về hồ sơ nộp thuế, thủ tục hoàn thuế, giảm thiểu số ngày hoàn thuế để tạo thuận lợi cho DN nhưng việc lượng hóa các bước xử lý, giấy tờ này chưa thật cụ thể. Điều này làm cho DN mất nhiều thời gian, thậm chí một số DN mất cả tiền bạc mới có được tiền hoàn thuế. Cá nhân không kinh doanh, có nhà cho thuê khi họ nộp thuế cũng gặp phải những thủ tục rườm rà, phức tạp như: Đăng ký kinh doanh, nộp thuế môn bài, mua hoá đơn… Tình trạng này đã làm giảm ý thức tuân thủ pháp luật của NNT. Bên cạnh đó, cán bộ thuế cũng có trách nhiệm nặng nề, nên lo lắng trong thực hiện công vụ, nếu xử lý sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Để đảm bảo an toàn, đôi khi lại gây không ít khó khăn cho DN…

Giải pháp đột phá trong cải cách

Để tạo bước đột phá trong cải cách TTHC thuế trong thời gian tới, cần tập trung xử lý đồng bộ các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, về thể chế: Nguồn gốc của hệ thống TTHC cùng các biểu mẫu kê khai bắt nguồn từ quy định tại các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện. Do vậy, trước hết phải rà soát các nội dung, chính sách bất cập, thiếu rõ ràng, minh bạch, đồng bộ thuộc thẩm quyền các các cấp ban hành, để đề xuất kiến nghị phương án xử lý. Đồng thời, rà soát các TTHC được quy định có tính trùng lắp, không thực sự cần thiết hoặc cơ quan thuế có thể khai thác dữ liệu ở các nguồn thông tin thay thế khác.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 95% số lượng DN, kê khai nộp thuế GTGT với số tiền chiếm 29% tổng số tiền thuế GTGT nộp vào NSNN. Trong đó, 84% DN có ngưỡng doanh thu không quá 20 tỷ đồng một năm đang khai thuế GTGT theo quý. Nếu thay đổi chính sách khai nộp thuế GTGT, TTHC thuế với đối tượng DN có doanh thu ở ngưỡng 20 tỷ đồng cũng không ảnh hưởng nhiều đến tiền thuế của NSNN. Theo đó, DN có thể nâng doanh thu khai thuế GTGT theo quý từ không quá 20 tỷ đồng trong một năm, lên mức doanh thu cao hơn (40 hoặc 50 tỷ đồng), DN nhóm này sẽ giảm thiểu 8 lần nộp thuế, kèm theo giảm điền thông tin, khai báo các bộ hồ sơ kê khai tương ứng…

Các quy định chi tiết khi nhập số liệu kê khai nộp thuế GTGT phải đầy đủ tiêu thức (số hiệu hoá đơn, ký hiệu hoá đơn, mặt hàng mua vào)… rà soát đối chiếu hoá đơn chứng từ đủ điều kiện, hay không đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào cũng tiêu tốn đến cả hang trăm giờ của DN… Hoặc trả tờ khai tạm nộp theo quý đối với DN nhỏ và vừa cũng cần xem xét lại: Có thể bỏ tờ khai, chỉ cần giấy nộp tiền có xác định doanh thu và tỷ lệ tạm xác định nộp theo quý, hoặc nếu số thuế không lớn, không tác động nhiều đến NSNN thì có thể cho DN chủ động nộp một hoặc hai lần và quyết toán theo năm.

Thứ hai, về TTHC thuế: Song song với hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, TTHC cũng cần theo hướng chuẩn mực quốc tế. Cụ thể, ngành Thuế cần phải không ngừng nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; Kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho NNT; Nâng cao năng lực hoạt động thanh, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của NNT…
Áp dụng đồng bộ cả việc nộp tờ khai thuế và nộp thuế điện tử. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trên cơ sở phân loại rủi ro, đồng thời chuyển đổi cơ chế từ tiền kiểm sang hậu kiểm để tạo điều kiện thuận lợi và giảm phiền hà cho NNT. Nghiên cứu phân loại đối tượng nộp thuế ít rủi ro để có ứng xử riêng trong các thủ tục về hoàn thuế, sử dụng hóa đơn chứng từ như: Cải tiến bảng kê sử dụng hóa đơn, thông báo phát hành hoá đơn (Ví dụ: không bắt buộc hoá đơn đối tượng này chỉ thông báo phát hành sử dụng từ 3 - 6 tháng)…
Cùng với đó, lượng hóa thủ tục, hồ sơ cụ thể đối với từng khâu tác nghiệp, đặc biệt là hoàn thuế, miễn giảm thuế, quyết toán thuế... Làm thế nào để NNT có thể tự kiểm đếm số hồ sơ cần thiết theo quy định, tránh đi lại nhiều lần hoặc bị đòi hỏi thêm hồ sơ ngoài quy định. Làm tốt khâu này sẽ giảm thiểu rủi ro cho cả NNT và cán bộ thuế.

Đối với một số khoản thu thuế TNCN, có thể loại bỏ các thủ tục không cần thiết như đã phân tích trên, kể cả việc cấp lẻ hoá đơn và nộp thuế tại cơ quan thuế bằng biện pháp nộp thuế qua ATM như các công ty bảo hiểm nhân thọ đã thực hiện từ nhiều năm nay. Khi đã công khai tỷ lệ nộp trên doanh thu, hoặc tỷ lệ thu nhập chịu thuế… NNT sẽ tự tính số thuế phải nộp và trực tiếp nộp thuế qua ATM vào tài khoản quy định... Căn cứ vào số tiền nhận được và cơ sở dữ liệu quản lý, cơ quan thuế sẽ tự in hoá đơn và gửi NNT.
Thứ ba, đẩy mạnh phát triển đại lý thuế: Cần thực hiện giải pháp thực hiện các thủ tục về thuế như: Tính thuế, kê khai, quyết toán thuế thông qua đại lý thuế là hợp lý nhất. Việc NNT sử dụng đại lý thuế đã được quy định tại Điều 20 của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống Thuế giai đoạn 2011-2020 đã nêu: Nghiên cứu việc xã hội hóa trong hoạt động cấp phép đối với đại lý thuế, chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đại lý thuế... Ngày 3/3/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 420/QĐ-BTC về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển hệ thống đại lý thuế đến năm 2020.

Theo đó, kế hoạch đã chỉ ra mục tiêu tổng quát phát triển hệ thống đại lý thuế theo hướng: Đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động hỗ trợ NNT tạo tiền đề nhằm tăng dần số lượng đại lý thuế và nâng cao chất lượng dịch vụ do đại lý thuế cung cấp; Mở rộng, đa dạng hoá dịch vụ của đại lý thuế. Xây dựng hệ thống đại lý thuế thực sự trở thành cầu nối giữa cơ quan thuế và NNT; Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT tuân thủ pháp luật thuế; Giảm chi phí về thời gian, nguồn lực cho cả cơ quan thuế và NNT thực thi pháp luật thuế.
Hiện nay, ở Việt Nam có gần 180 DN được cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực làm dịch vụ thủ tục về thuế (đại lý thuế) nhưng chỉ có vài chục DN làm đúng chức năng đại lý thuế, với khoảng 700 DN khai thuế qua đại lý thuế. Trong khi đó, ở Nhật Bản, Hàn Quốc có trên 93% DN thực hiện khai thuế qua đại lý thuế.
Trước tình hình đó, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan, tạo cơ chế khuyến khích NNT sử dụng dịch vụ đại lý thuế với một số ưu đãi về mặt thủ tục cho NNT sử dụng dịch vụ đại lý thuế. Đồng thời, có cơ chế để đại lý thuế tham gia giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với DN mới thành lập có rủi ro cao, DN vi phạm pháp luật về thuế.

Thứ tư, về nguồn nhân lực cán bộ công chức thuế: Theo số liệu của Tổng cục Thuế, tổng số lao động toàn Ngành hiện có 44.860 người (cán bộ công chức thuế là 40.598), trong đó, 80% số cán bộ đang quản lý thuế đối với 20% số thu của ngành Thuế quản lý, là chưa hợp lý. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ thuế có trình độ về nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ để đảm nhiệm công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là vấn đề chống chuyển giá còn yếu và thiếu nghiêm trọng. Để khắc phục được tình trạng này, cần có bước đột phá trong cải cách tiền lương đối với cán bộ công chức thuế để thu hút nhân tài, hạn chế tình trạng tiêu cực.

(Theo Tạp Chí Tài Chính)