Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 420/QĐ-BTC ngày 3 tháng 3 năm 2014 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển hệ thống đại lý thuế đến năm 2020.
Kế hoạch đã chỉ ra mục tiêu tổng quát: Phát triển hệ thống đại lý thuế theo hướng: Đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động hỗ trợ người nộp thuế tạo tiền đề nhằm tăng dần số lượng đại lý thuế và nâng cao chất lượng dịch vụ do đại lý thuế cung cấp; mở rộng, đa dạng hoá dịch vụ của đại lý thuế. Xây dựng hệ thống đại lý thuế thực sự trở thành cầu nối giữa cơ quan thuế và người nộp thuế; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế; giảm chi phí về thời gian, nguồn lực cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế thực thi pháp luật thuế góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
BỘ TÀI CHÍNH
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐẠI LÝ THUẾ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 420 /QĐ-BTC ngày 3 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
I. Mục tiêu phát triển hệ thống đại lý thuế Việt Nam đến năm 2020
1.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển hệ thống đại lý thuế theo hướng: Đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động hỗ trợ người nộp thuế tạo tiền đề nhằm tăng dần số lượng đại lý thuế và nâng cao chất lượng dịch vụ do đại lý thuế cung cấp; mở rộng, đa dạng hoá dịch vụ của đại lý thuế. Xây dựng hệ thống đại lý thuế thực sự trở thành cầu nối giữa cơ quan thuế và người nộp thuế; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế; giảm chi phí về thời gian, nguồn lực cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế thực thi pháp luật thuế góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a Giai đoạn 2011-2015
- Có ít nhất 2.000 người được cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế.
- Tối thiểu 3% số người nộp thuế là pháp nhân sử dụng dịch vụ đại lý thuế
- Tối thiểu 80% số doanh nghiệp hài lòng với chất lượng dịch vụ do đại lý thuế cung cấp.
b. Giai đoạn 2016-2020
- Có ít nhất 6.000 người được cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế.
- Tối thiểu 10% số người nộp thuế là pháp nhân sử dụng dịch vụ đại lý thuế.
- Tối thiểu 90% số doanh nghiệp hài lòng với chất lượng dịch vụ do đại lý thuế cung cấp.
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển hệ thống đại lý thuế đến năm 2020
2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động của đại lý thuế
- Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động của đại lý thuế, theo đó sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và nâng hình thức văn bản quy phạm pháp luật từ Thông tư hiện nay lên Nghị định của Chính phủ, tiến tới ban hành Luật đại lý thuế nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý điều chỉnh nhóm quan hệ đặc thù này cho tương xứng với vị trí, vai trò của hệ thống đại lý thuế trong nền kinh tế; góp phần thúc đẩy sự phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống đại lý thuế.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của đại lý thuế, giai đoạn tới cần xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung, cụ thể như sau:
+ Về đối tượng, điều kiện dự thi: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đối tượng dự thi, điều kiện dự thi, số lượng môn thi, đối tượng và điều kiện miễn môn thi… đảm bảo chất lượng của đội ngũ hành nghề dịch vụ đại lý thuế.
+ Về đối tượng hành nghề dịch vụ đại lý thuế: Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung quy định cho phép cả cá nhân và pháp nhân được cung cấp dịch vụ về đại lý thuế. Đối với pháp nhân đại lý thuế, nghiên cứu bổ sung quy định pháp nhân đại lý thuế phải được thành lập và hoạt động dưới dạng một số loại hình doanh nghiệp cụ thể như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn …[1]; bổ sung quy định Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của đại lý thuế phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại lý thuế.
+ Về phạm vi hoạt động của đại lý thuế: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng các dịch vụ do đại lý thuế thực hiện, như: (i) dịch vụ về tư vấn thuế; (ii) dịch vụ rà soát sổ sách kế toán, báo cáo tài chính… (iii) đại diện cho người nộp thuế trực tiếp giải trình với cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước khác các vấn đề về thuế theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu; đại diện cho người nộp thuế giải trình với cơ quan thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra hoặc giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế; (iv) đại diện cho người nộp thuế trực tiếp tham gia trong quá trình tranh tụng trước tòa các vấn đề liên quan đến thuế hoặc hỗ trợ luật sư của người nộp thuế để trực tiếp giải trình thay cho người nộp thuế trước tòa các nội dung liên quan đến thuế.
Nghiên cứu, bổ sung quy định rõ điều kiện để đại lý thuế được thực hiện đầy đủ các dịch vụ đại lý thuế nêu trên.
+ Về việc xã hội hóa hoạt động hỗ trợ người nộp thuế tạo tiền đề nhằm tăng dần số lượng đại lý thuế và nâng cao chất lượng dịch vụ do đại lý thuế cung cấp, theo đó sẽ nghiên cứu bổ sung quy định để từng bước chuyển giao một số hoạt động quản lý về đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế cho các tổ chức, hội nghề nghiệp.
- Tạo cơ chế khuyến khích người nộp thuế sử dụng dịch vụ đại lý thuế: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan, tạo một số ưu đãi về mặt thủ tục cho người nộp thuế sử dụng dịch vụ đại lý thuế và cơ chế để đại lý thuế tham gia giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế mới thành lập.
- Sửa đổi, bổ sung quy chế thi, cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế; nghiên cứu xây dựng, ban hành quy chế quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế tạo sự thống nhất trong triển khai thực hiện.
2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đại lý thuế.
- Nghiên cứu, bổ sung quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ chuyên trách quản lý hoạt động hành nghề của đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế tại cơ quan thuế các cấp.
- Chuyển giao theo lộ trình một số hoạt động quản lý về đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế cho các tổ chức, hội nghề nghiệp như: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên đại lý thuế hành nghề; quản lý thống nhất danh sách doanh nghiệp đại lý thuế và nhân viên đại lý thuế hành nghề theo quy định của pháp luật; xem xét điều kiện và công khai danh sách nhân viên đại lý thuế hành nghề, danh sách doanh nghiệp đại lý thuế đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật; kiểm tra chất lượng hoạt động, chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp, nhân viên hành nghề đại lý thuế. Khi phát hiện các sai phạm pháp luật thì báo cáo cho cơ quan thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan xử lý; cử đại diện của các tổ chức, Hội nghề nghiệp trong thành viên hội đồng thi, tham gia tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế; nghiên cứu, xây dựng chế tài xử lý đối với các đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế không chấp hành kỷ luật của tổ chức, Hội nghề nghiệp…
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ thuế, người nộp thuế về sự cần thiết, lợi ích do sử dụng dịch vụ đại lý thuế mang lại.
- Cải tiến công tác tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế, theo đó đổi mới hình thức tổ chức thi nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho thí sinh dự thi[2].
2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống đại lý thuế
- Xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiến thức hàng năm chuyên sâu cho lãnh đạo và cá nhân hành nghề đại lý thuế nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho lãnh đạo và người hành nghề đại lý thuế.
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng các nội dung, quy định về chính sách thuế, thủ tục về thuế cho tổ chức cá nhân hành nghề đại lý thuế.
- Cung cấp, hướng dẫn cài đặt và sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác kê khai, nộp thuế… cho đại lý thuế; cung cấp miễn phí các ấn phẩm tuyên truyền của cơ quan thuế cho đại lý thuế.
- Nghiên cứu, xây dựng cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế với đại lý thuế, theo đó qua cổng thông tin điện tử đại lý thuế có thể tra cứu được các thông tin quan đến khách hàng (người nộp thuế) của đại lý thuế như: thông tin về kê khai, nộp thuế, tiến độ xử lý các hồ sơ miễn thuế, hoàn thuế…
- Xây dựng và ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề đại lý thuế.
2.4. Lộ trình thực hiện: Chi tiết tại Phụ lục đính kèm.
III. Tổ chức thực hiện
3.1. Tổng cục Thuế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển hệ thống đại lý thuế đến năm 2020; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động hàng năm theo lộ trình đã đề ra; điều phối các hoạt động để thực hiện tốt kế hoạch; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch; định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3.2. Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Thuế trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm, bố trí nguồn kinh phí và tổ chức thực hiện theo các nội dung, giải pháp và lộ trình đã được phê duyệt./.
BỘ TÀI CHÍNH
|
PHỤ LỤC
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐẠI LÝ THUẾ ĐẾN NĂM 2020
STT
|
Nội dung hoạt động
|
Thời gian thực hiện
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
1
|
Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động của đại lý thuế
| |||
1.1
|
Tổng kết, đánh giá việc thi hành Thông tư 117/2012/TT-BTC hướng dẫn hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
2014
|
Tổng cục Thuế (Vụ TTHT)
|
Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính và các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Thuế
|
1.2
|
Trình Chính phủ, Bộ ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn.
|
2015
|
Tổng cục Thuế (Vụ TTHT)
|
Các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Bộ và các đơn vị ngoài Bộ có liên quan
|
1.3
|
Trình Quốc hội ban hành Luật Đại lý thuế
|
2016-2020
|
Tổng cục Thuế (Vụ TTHT)
|
Các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Bộ và các đơn vị ngoài Bộ có liên quan
|
2
|
Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đại lý thuế
| |||
2.1
|
Nghiên cứu, bổ sung quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ chuyên trách quản lý hoạt động hành nghề của đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế tại cơ quan thuế các cấp
|
2014-2020
|
Bộ Tài chính (Vụ TCCB) và Tổng cục Thuế (Vụ TCCB)
|
Các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Bộ và các đơn vị ngoài Bộ có liên quan
|
2.2
|
Chuyển giao theo lộ trình một số hoạt động quản lý về đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế cho các tổ chức, hội nghề nghiệp
|
2016-2020
|
Tổng cục Thuế (Vụ TTHT)
|
Các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Thuế
|
2.3
|
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan, tạo một số ưu đãi về mặt thủ tục cho người nộp thuế sử dụng dịch vụ đại lý thuế và cơ chế để đại lý thuế tham gia giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế mới thành lập
|
2016-2020
|
Tổng cục Thuế (Vụ Chính sách)
|
Các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Thuế
|
2.4
|
Cải tiến công tác tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế
|
2014-2020
|
Tổng cục Thuế (Vụ TTHT, Trường NVT)
|
Các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Thuế
|
3
|
Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống đại lý thuế
| |||
3.1
|
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đại lý thuế
|
2014-2020
|
Tổng cục Thuế (Vụ TTHT)
|
Các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Thuế
|
3.2
|
Xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiến thức hàng năm chuyên sâu cho lãnh đạo và cá nhân hành nghề đại lý thuế
|
2014-2020
|
Tổng cục Thuế (Vụ TTHT)
|
Các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Thuế
|
3.3
|
Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng các nội dung, quy định về chính sách thuế, thủ tục về thuế cho tổ chức cá nhân hành nghề đại lý thuế; Cung cấp, hướng dẫn cài đặt và sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác kê khai, nộp thuế… cho đại lý thuế; cung cấp miễn phí các ấn phẩm tuyên truyền của cơ quan thuế cho đại lý thuế
|
2014-2020
|
Tổng cục Thuế (Vụ TTHT)
|
Các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Thuế
|
3.4
|
Xây dựng và ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề đại lý thuế
|
2016-2020
|
Tổng cục Thuế (Vụ TTHT)
|
Các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Thuế
|
3.5
|
Xây dựng cổng thông tin điện tử của đại lý thuế
|
2014-2015
|
Tổng cục Thuế (Vụ TTHT, Cục CNTT)
|
Các Vụ, đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Thuế
|